Cách làm bánh mì sử dụng máy Panasonic SD-2501
Nếu nhà bạn đã có một chiếc máy làm bánh mì, những bí kíp sau có thể giúp bạn yêu thích việc làm bánh mì và chăm sử dụng chiếc máy này hơn.
1. Phần khuôn bánh (basket) là bộ phận có thể tháo rời được và bạn nên nhấc khuôn ra ngoài khi muốn đổ nguyên liệu làm bánh mì vào để tránh rớt nguyên liệu vào các bộ phận bằng điện của máy.
Hãy chuẩn bị nguyên liệu sẵn sàng, đặt khuôn bánh lên bàn bếp, đổ nguyên liệu vào rồi mới cho khuôn vào trong máy.
2. Luôn phải chắc chắn rằng phần móc đánh bột (wand - nằm ở dưới đáy khuôn máy, có tác dụng nhào trộn nguyên liệu) đã được gắn đúng cách vào máy trước khi bạn cho nguyên liệu vào. Nếu không được lắp đúng, máy sẽ không chạy và bạn sẽ phải đổ nguyên liệu ra để chỉnh lại.
Khuôn bánh có quai xách để nhấc ra khỏi máy, có móc đánh bột lắp bên dưới
3. Lưu ý rằng mỗi công thức bánh sẽ đòi hỏi thứ tự cho nguyên liệu khác nhau. Thông thường công thức bánh đã nói rõ bạn cần cho nguyên liệu nào trước, nguyên liệu nào sau, nhưng nếu công thức không chỉ rõ, thì bạn cần nhờ thứ tự sau: các chất lỏng và men trước, rồi đến các nguyên liệu khô, rồi đến muối (không bao giờ cho muối và men vào cùng lúc sẽ làm hỏng men), sau cùng mới cho bơ. Cần làm mềm, cắt nhỏ bơ trước khi cho vào.
4. Khi cho "thêm" các nguyên liệu, ví dụ như pho mát, các loại hạt, gia vị… vào máy, hãy đợi khi ổ bánh mì của bạn đã bắt đầu thành hình, rồi nhẹ nhàng rắc các nguyên liệu đó lên trên.
5. Luôn nhớ kiểm tra tình trạng ổ bánh của bạn, nhất là với những công thức mới làm lần đầu. Đôi khi máy sẽ không trộn bột đều và bạn sẽ phải canh để kịp thời phát hiện và điều chỉnh, đừng để đến khi máy đã nướng xong bánh mới thấy thành phẩm không ổn. Chưa kể, nếu không kiểm tra mà cứ bật máy rồi bỏ đấy, sẽ có lúc bạn tưởng mở máy là có bánh ăn thì lại thấy cảnh bột đi đằng bột, nước đi đằng nước.
6. Mặc dù bạn biết rõ điều này, song cũng cần nhắc lại rằng bánh mới nướng xong rất nóng, và tất nhiên khuôn đựng bánh cũng rất nóng, bạn nên rút phích cắm điện và để mở máy một lúc rồi mới nhấc bánh ra. Phần móc đánh bột nằm dưới đáy khuôn bánh có thể bị rơi ra khi bạn đổ bánh ra, hãy cẩn thận vì nó cũng rất nóng.
7. Cũng đừng để bánh trong máy quá lâu. Thường thì bạn sẽ cho nguyên liệu vào máy, khởi động và để máy tự làm việc qua đêm, sáng hôm sau sẽ có bánh mì sẵn sàng cho bữa sáng. Nhưng không nên làm như vậy, vì bánh sẽ bị đổ mồ hôi và bị ẩm. Hãy lấy bánh ra ngay khi bánh đã đủ nguội để không bị bỏng.
8. Nói chung việc vệ sinh máy sau khi sử dụng khá dễ dàng, tuy nhiên bạn cần lưu ý không làm xước khuôn bánh. Hãy ngâm khuôn bánh rồi dùng khăn mềm rửa sạch, để ráo. Nếu khi đổ bánh mà móc đánh bột rời ra theo ổ bánh, bạn cần cẩn thận gỡ ra rửa sạch và cất đi, tránh để bị thất lạc móc đánh bột – dĩ nhiên không có móc đánh bột thì chiếc máy của bạn trở nên vô dụng. Ngay khi rửa xong khuôn bánh thì lắp luôn móc đánh bột vào kẻo mất.
9. Lưu ý với các công thức bánh. Với máy làm bánh mì, không đơn giản chỉ là bạn bỏ nguyên liệu vào đầy đủ theo công thức và chỉ việc chờ lấy bánh ra. Bạn cần thử nghiệm gia giảm công thức để có ổ bánh ngon hợp khẩu vị.
Cũng cần nhớ rằng, khi bạn thành công với một ổ bánh 500g thì không có nghĩa là bạn cũng sẽ thành công với ổ bánh 1000g (cho dù công suất máy đủ để làm ổ bánh 1000g đi nữa). Tra Google để có những công thức bánh phù hợp với máy làm bánh mì.
10. Trước khi quyết định mua máy, hãy nghiên cứu kỹ cách thức sử dụng, nếu có thể mượn ai đó để dùng thử thì nên mượn. Khi mua, nên mua loại máy có thể tháo rời móc đánh bột, bởi sẽ rất khó lau chùi bên dưới móc đánh bột nếu bạn không tháo nó ra được.
11. Lợi ích lớn nhất của máy làm bánh mì là gì? Không phải là việc làm bánh mì trở nên dễ dàng đơn giản hơn, mà là bạn có thể tận dụng máy làm bánh mì để trộn các loại bột bánh khác, như bánh cuộn, bánh mì dài, pizza, cookies, burger, biscuits, donut, cinnamon rolls, hamburger buns, hot dog rolls, croissants, Play-doh, tortillas, pitas, kolaches, pasta, crackers…
12. Đừng e ngại việc mở nắp máy để xem quá trình trộn bột có ổn không, bạn hoàn toàn nên làm điều này để chắc chắn không có trục trặc nào trong khâu nhào trộn bột. Tuy nhiên, không được mở máy khi máy đang trong giai đoạn ủ bột hoặc đang nướng.
13. Nếu bạn đang chọn chu trình hẹn giờ, nghĩa là máy sẽ chỉ bắt đầu hoạt động sau vài giờ (tuỳ thuộc số thời gian chờ mà bạn cài đặt), thì nhớ đừng chọn những công thức sử dụng các nguyên liệu "tươi" như sữa, trứng, pho mát…, vi khuẩn sẽ sinh sôi trong các nguyên liệu này suốt thời gian chờ và có thể gây ngộ độc thực phẩm.
14. Nếu cho quá ít men, bánh sẽ không nở đủ và ruột bánh sẽ bị chai, ngược lại, cho quá nhiều men sẽ khiến bánh nở phồng to nhưng sau đó lại xẹp xuống nhanh chóng. Tuy nhiên, một khi bánh đã được nướng xong, bạn sẽ không biết là bánh có cho quá nhiều hay quá ít men không, vì thế bạn nên quan sát khối bột trong quá trình ủ và nướng bánh, để rút kinh nghiệm gia giảm trong lần sau.
15. Tỉ lệ muối/bột mì cơ bản là ½ thìa teaspoon (1 thìa café bằng khoảng 15g) cho mỗi 250g bột mì. Các công thức dùng ít muối hơn tỉ lệ này có thể hơi nhạt.
16. Tỉ lệ bột mì đa dụng/chất lỏng là khoảng 625 – 750 g bột cho khoảng 312 g chất lỏng, tuỳ thuộc vào mùa: cho nhiều bột hơn vào mùa hè và ít hơn vào mùa đông.
Ảnh trên trái: bột quá ướt. Ảnh trên phải: bột quá khô. Ảnh dưới: bột vừa. (Nguồn: salad-in-a-jar)
17. Bí quyết để nướng bánh mì ngọt thành công: tăng gấp đôi lượng men, giảm lượng muối, sử dụng chu trình có thời gian lâu nhất trên máy (để có thời gian ủ bánh lâu nhất), hoặc tốt nhất là khi kết thúc quá trình nhào bột thì bạn lấy bột ra để tạo hình và nướng bánh bằng lò nướng (chỉ dùng máy để trộn bột).
18. Lưu ý về loại bột mì bạn sử dụng: loại bột đa dụng có hàm lượng protein cao sẽ cho ra ổ bánh mì nở cao, còn loại bột mì nguyên cám (whole-grain) thì sẽ cho bánh mì đặc hơn, nặng hơn. Bạn có thể trộn hai loại bột này để dung hoà.
📱02273.847.847 - 0934.340.929
🏢Ánh Chinh: 243 Minh Khai, tp Thái Bình
🏢Ánh Chinh Lý Bôn: tầng 2 Sông Trà Plaza, 603 Lý Bôn, tp Thái Bình
❤Điện máy Ánh Chinh mang niềm vui đến mọi nhà!❤