Thông thường khi máy giặt xuất hiện rung lắc ở công đoạn vắt, lúc này lồng máy giặt đang quay với tốc độ cao. Bạn không nên vội vàng tắt máy ngay lúc này vì có thể làm cho trục máy giặt bị xô lệch do đột ngột dừng vòng xoay. Nếu được bạn cố gắng tìm cách giữ chặt máy giặt để hạn chế độ rung và chờ cho đến khi máy giặt ngừng chu kỳ vắt rồi hãy tắt máy và xem có rơi vào một trong các nguyên nhân sau đây không nhé.
1. Máy giặt để ở vị trí không bằng phẳng
Nguyên nhân đầu tiên là do máy giặt được đặt ở vị trí không bằng phẳng khiến cho máy bị nghiêng, lồng giặt va chạm vào vỏ máy giặt gây ra tiếng ồn lớn.
Khi 4 chân đế máy giặt không nằm trên một mặt phẳng, bị cập kênh thì chắc chắn máy sẽ bị rung lắc. Hãy kê lại chân đế thật chắc chắn trước khi khởi động máy.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra lại nơi đặt máy giặt đã bằng phẳng hay chưa, nếu chưa thì bạn hãy chuyển máy giặt đến vị trí khác cân bằng hơn.
- Gia cố lại nơi đặt máy giặt cho vững chắc (đổ bê tông cứng, lót ván gỗ cứng) để đảm bảo cân bằng cho máy giặt hoạt động hiệu quả.
- Kiểm tra lại chân máy đã vặn sát vào mặt đáy máy giặt chưa, siết chặt đai ốc nếu cần thiết, và điểu chỉnh lại chân máy cho máy đứng vững
2. Máy giặt quá tải
Nếu bạn giặt quá nhiều quần áo hoặc quần áo nặng (áo len, áo khoác bông, chăn mền), khi lồng máy giặt quay, quần áo dồn về một phía gây mất cân bằng, va đập mạnh trong máy giặt làm cho máy rung và kêu to.
Cách khắc phục:
- Kiểm tra lượng quần áo cần giặt trước khi đưa vào máy giặt. Nếu lượng quần áo nhiều, vượt quá tải trọng cho phép, thì bạn nên chia bớt ra thành nhiều lần giặt. Ngược lại, nếu lượng quần áo quá ít, thì bạn cũng chưa cần giặt ngay mà nên gộp vào lần giặt sau để tiết kiệm điện, nước tiêu thụ.
3. Để quên đồ trong máy giặt
Có thể do đinh ốc, chìa khóa, bật lửa hay vật cứng nào vô tình rơi vào máy giặt hoặc bạn bỏ quên trong túi. Trong quá trình giặt vật đó rơi ra ngoài va chạm với lồng giặt gây ra tiếng kêu bất thường.
Cách khắc phục:
- Trước khi giặt, bạn hãy lưu ý kiểm tra lồng giặt và quần áo để lấy những vật lạ như sỏi đá, cục sắt,… có thể bị vướng vào quần áo.Thông thường, túi quần, túi áo là những nơi dễ bỏ sót đồ vật nhất, nên bạn hãy kiếm tra kĩ lại những vị trí này.
- Nên tập thói quen kiểm tra quần áo trước khi giặt, bởi vì việc này vừa đảm bảo lượng giặt vừa phải, vừa tránh bỏ sót vật dụng gây va chạm, ảnh hưởng đến tuổi thọ máy.
4. Hỏng lò xo giảm xóc
Bộ phận giảm xóc máy giặt là thiết bị có tác dụng hấp thu rung động tạo ra từ lồng giặt, giúp giảm chấn động, chống rung lắc. Việc hư lo xò giảm xóc khiến cho máy giặt bị mất cân bằng và va chạm mạnh khi quay ở tốc độ cao, tạo ra tiếng ồn lớn.
Cách khắc phục:
Đây là hư hỏng linh kiện, nên bạn cần kịp thời liên hệ trung tâm bảo hành để kiểm tra và thay thế.
5. Nước cấp vào máy giặt không đủ
Có nhiều người vì muốn tiết kiêm nước nên đã chọn chế độ ít nước trong khi quần áo lại nhiều hoặc nguồn nước cấp không đủ cho máy hoạt động. Khi máy giặt quay lồng giặt quay chậm và bị va vào vỏ máy.
Cách khắc phục:
Bạn cần kiểm tra lại chế độ giặt nếu chọn sai. Còn trong trường hợp máy cấp nước không đủ thì hãy xem lại nguồn, dây dẫn nước vào, vòi, van xem có bị cặn bã bám vào gây tắc hay không? Khi không thể tự tìm ra nguyên nhân, bạn hãy liên hệ với Công ty cung cấp dịch vụ uy tín đến nhà kiểm tra và khắc phục
6. Động cơ máy giặt quá tải
Hiện tượng này thường xuất hiện ở các máy giặt cũ, sử dụng lâu ngày, các xi lanh trong máy bị hở hoặc thủng làm lượng dầu động cơ bị cạn, khi máy hoạt động lực quay và đẩy giữa xi-lanh và pít tông nhiều ma sát, không trơn
Hoặc nguyên nhân khác do máy không đủ công suất hoạt động, các bộ phận động cơ bị hỏng: xi lanh, pittong, các thanh treo giảm xóc đã không còn đàn hồi tốt, dẫn đến hiện tượng mất cân bằng ở chế độ vắt khô quần áo, máy quá tải gây tiếng ồn.
Khi gặp trường hợp này, bạn cần liên hệ với trung tâm dịch vụ khách hàng của Điện Máy Ánh Chinh để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
CSKH: 02273.847.847
Tư vấn mua hàng: 0943.340.929
Kỹ Thuật: 02273.603.668